Hiện tượng mót tiểu xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo sự rối loạn chức năng bàng quang. Nếu không được phát hiện và điều trị bằng phương pháp khoa học, kịp thời có thể gây viêm nhiễm hệ tiết niệu tổn thương thận, suy thận mạn tính. Do đó, nếu bạn đang tìm cách giảm số lần đi tiểu trong ngày, chấm dứt tình trạng mót tiểu? Hãy tìm hiểu ngay thông tin ở bài viết hôm nay của chúng tôi.
MÓT TIỂU LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Bình thường, người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 – 8 lần/ngày. Nếu số lần đi tiểu trong ngày vượt quá 8 lần sẽ được coi là hiện tượng mót tiểu.
– Nói một cách, mót tiểu chính là tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày, luôn có cảm giác muốn đi tiểu ngay cả khi vừa đi tiểu xong với lượng nước tiểu rất ít.
– Hầu hết mọi người khi gặp phải hiện tượng này đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vì không kiểm soát được số lần đi tiểu và rất khó để nhịn tiểu.
– Đến một giai đoạn nhất định, người bệnh sẽ không kiểm soát được cảm giác buồn tiểu, bạn có thể tiểu són ra quần.
Tình trạng mót tiểu gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của bạn. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động tìm đến các bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy các biểu hiện rối loạn tiểu tiện kéo dài.
AI CÓ NGUY CƠ BỊ MÓT TIỂU CAO HƠN?
– Hiện tượng mót tiểu có thể gặp phải ở bất cứ ai kể cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ bị mót tiểu liên tục chiếm con số cao hơn do cấu tạo niệu đạo ngắn và thẳng, khả năng co bóp bàng quang yếu nên họ khó kiểm soát được cảm giác buồn tiểu.
– Ngoài ra, đối với chị em phụ nữ đang mang thai, từng sinh con nhiều lần hoặc đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh do hoạt động của các nhóm cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu như: cơ bàng quang, cơ sàn chậu… hoạt động kém nên khiến chị em dễ dàng đối mặt với tình trạng mót tiểu, tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày…
THỦ PHẠM KHIẾN BẠN BỊ MÓT TIỂU LIÊN TỤC?